×
Sách nha khoa Giá khớp Dụng cụ nha khoa

Liên Hệ Ngay Với Chúng Tôi

Big Dental - Nơi chia sẻ kiến thức và cung cấp các sản phẩm về các lĩnh vực trong nha khoa. Số điện thoại: 0777266703

Lá bạc check khớp cắn

199,000 VNĐ

Mô tả sản phẩm:

Lá bạc check khớp cắn là một dụng cụ rất quan trọng khi chỉnh khớp. Áp dụng rộng rãi khi chỉnh khớp cho phục hình cố định, phục hình implant, hàn răng,...

Thông số:

- Độ dày 10 micron

- Độ dài: sản phẩm được sản xuất dưới dạng cuộn dài 4.5m

- Độ rộng: lá bạc có độ rộng 10mm phù hợp khi check khớp cả răng cửa và răng hàm.

Mỗi một cuộn thông thường sẽ đủ để check khớp cho 200-250 case chỉnh khớp.

 

Vai trò của lá bạc:

Lá bạc là dụng cụ hỗ trợ để tăng tính chuẩn xác và rút ngắn thời gian chỉnh khớp cùng với lá sáp in màu thường dùng. Một số hiểu nhầm cho răng lá bạc thay thế hoàn toàn giấy cắn sáp thông thường. Thực tế không phải như vậy, lá bạc check khớp cắn có cách dùng hoàn toàn khác so với giấy sáp thông thường. Hãy tham khảo video ở phía dưới để hiểu rõ hơn quy trình chỉnh khớp sử dụng lá bạc.

Lá bạc check khớp hỗ trợ đắc lực trong việc xác định răng sứ có còn kênh hay không mà không bị phụ thuộc vào cảm nhận của bệnh nhân. Mời các bạn tham khảo quy trình chỉnh khớp 3 bước với lá bạc check khớp cắn:

 

Bước 1: Đặt răng sứ vào, sau đó dùng lá bạc kiểm tra xem râng thật kế bên đã chạm hay chưa ( Hãy đảm bảo lựa chọn răng thật có tiếp xúc ở lồng múi trước khi đặt răng sứ vào).

-Nếu răng thật đã chạm nó sẽ giữ lá bạc => hãy kiểm tra xem răng sứ có giữ lá bạc hay không. Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra:

          + Một là, răng sứ không giữ lá bạc => chứng tỏ răng sứ đang bị hụt khớp bạn cần phải bù khớp cho chiếc răng sứ này.

          + Hai là, răng sứ có giữ lá bạc => chứng tỏ răng sứ không bị kênh và hụt khớp. Lúc này bạn cần kiểm tra vị trí điểm chạm khớp, số lượng điểm chạm khớp và kích thước điểm chạm khớp đã đúng hay chưa để tinh chỉnh cho chuẩn xác hơn. Tiếp tục chuyển sang bước 2

-Nếu răng thật không chạm nó sẽ không giữ lá bạc => Chứng tỏ răng sứ đang bị kênh. Lúc này bạn cần phải chỉnh bớt răng sứ. Cùng chuyển sang bước 2:

 

Bước 2: Cho bệnh nhân cắn giấy sáp để in màu điểm chạm sau khi đã xác định được răng sứ có kênh hay là không kênh.

Sau khi đã in màu giấy sáp đỏ/xanh lên răng tiến hành bước 3

 

Bước 3: Mài chỉnh và thiết kế điểm chạm

Tiến hành mài chỉnh theo 3 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc về vị trí điểm chạm

- Nguyên tắc về số lượng điểm chạm

- Nguyên tắc về kích thước điểm chạm

Sau khi đã mài chinh bạn quay trở lại thực hiện bước 1. Quy trình chỉnh khớp sẽ hoàn tất khi bạn đạt được một chiếc răng sứ không bị kênh, tức nó giữ lá bạc và răng thật bên cạnh cũng giữ lá bạc. Và quan trọng hơn cả là điểm chạm bạn giữ lại trên răng sứ phải đảm bảo đúng các nguyên tắc thiết kế điểm chạm.

Bảo Hành:

Kho Hàng:

Giao hàng:

Tags:

Đặc điểm nổi bật

Thông số kỹ thuật

Video

ĐÁNH GIÁ

Sản Phẩm Liên Quan